VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Tội Ác Cộng Sản
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Latest topics
» Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương.
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyTue Mar 15, 2016 4:33 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

» Tưởng nhớ công ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyTue Mar 15, 2016 4:11 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

» CÁI CHẾT CỦA SỬ GIA PHẠM VĂN SƠN
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyMon Feb 15, 2016 1:11 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

»  Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyMon Feb 15, 2016 12:34 pm by Tự Do

» Cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh Kỳ
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyMon Feb 15, 2016 12:23 pm by Tự Do

» Sinh Vi Tướng , Tử Vi Thần
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyMon Feb 15, 2016 11:53 am by Tự Do

» Tác giả cuốn Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên trả lời phỏng vấn RFA
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyTue Feb 09, 2016 9:17 am by Tự Do

» Ấp Chiến Lược
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyWed Dec 16, 2015 5:04 am by Ly Hương

» Song Vũ- người vẫn chưa thể bước ra khỏi cuộc chiến
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyWed Oct 28, 2015 5:23 am by Tự Do

» 30 Tháng 4 -1975 Viết Cho Người Tuẫn Quốc
Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  EmptyWed Oct 28, 2015 4:40 am by Tự Do


Ta làm gì cho hết nửa đời sau - Hoài-niệm

Go down

Ta làm gì cho hết nửa đời sau -  Hoài-niệm  Empty Ta làm gì cho hết nửa đời sau - Hoài-niệm

Post by Tự Do Sat Jul 18, 2015 1:54 am

Ta làm gì cho hết nửa đời sau.

  Có những người mang nặng một niềm tâm-sự nhưng lại không muốn trực-tiếp nói lên tâm-sự đó.Cho nên, đã muuợn lời những nhà văn,nhà thơ đã thành danh để thay mình nói lên những điều mình muốn nói giống kiểu người xưa dùng điển-cố vậy.Trong những tâm tình trao đổi trên mạng lưới truyền-thông,tôi cảm nhận một tâm-sự kín đáo của một người  « lên lướỉ đã cho đăng lại bài thơ của Hà Huyền Chi trong đó có hai câu « Ta nay thẹn với ta xưa,Quê người lê kiếp sống thừa mãi sao »
Trong một xúc-động,tôi đã gởi trả cho người bạn quen tên trên « net » mà chưa từng gặp mặt ngoài đời :

« Nửa đời xưa kể là dư,
 Nửa đời sau kể là thừa đấy thôi !
 Soi gương tóc đã bạc rồi,
 Dám đâu mài kiếm bên trời mà mơ !
 Từ khi bỏ súng buông cờ,
...
 Sử kinh so với người xưa thẹn thùng »

Thế rồi,nhiều bạn lên lưới đã hồi đáp với những tâm tình trao đổi như « tieusa » với :

« Một đời sao kể là dư,
Một đời chưa kể là hư khi còn !
Ngẩn ngơ ray rứt mỏi mòn,
Quê cha vạn dặm vẫn còn cách chia !
Xin ta không thẹn mộ bia,
Giữ cho tiếng mẹ ngày kia sống đời !
Súng buông Ừ chuyện đã rồi !
Giờ xin xây lại cho người đời sau.
Xin ta vun sới dùm nhau,
Tình quê hương đẹp niềm đau nhớ hoài.
Nhớ đời để giúp miệt mài,
Dù cho tóc bạc - một ngày vẫn mơ. »

kế đó là  thi-hữu « son-nguyen » đã nhập cuộc với :

 « Nửa đời giông bão nào dư,
 Nửa đời son trẻ ? có bù được đâu ?
 Soi gương tóc dẫu phai màu,
 Nhưng tim giữ mãi một màu không thay !
 Nghìn thu sông núi miệt mài,
 Đời ta một kiếp đâu hoài đủ dư »

Và thi hữu « son-nguyen » lại đã được thi-hữu « thien-luong » hồi đáp :

 « Nửa đời lưu-lạc thấy dư,
 Nửa đời son trẻ ? Lỡ hư thuở nào !
 Soi gương tóc chẳng giữ màu,
 Con tim đen đỏ chỉ giàu đổ thay !
 Nghìn thu giấc mộng miệt mài,
 Đời ta số kiếp : lại hoài đủ dư »

Xin cảm tạ các bạn đã nhọc công trao đổi « i-meo ».Trong dịp 30/04,tôi xin được mượn thơ của thi-sĩ Cao Tần để giải bày lòng riêng trăm mối.

 Là người Việt,có ai lại không yêu quê-hương, tổ-quốc Việt-Nam.Phai bỏ nước ra đi,dù là vượt biên hay ra đi trong trật tự, đó là chuyện chẳng đặng đừng Tôi không nhớ nhà thơ nào đó đã viết « ai đã đi mà không từng bịn rịn,rời quê hương mà đã mấy ai vui »,nhưng thiết nghĩ,tâm-tư tình cảm của chúng ta nào có khác gì ?Mà vui làm sao được khi rời xa quê-hương,chúng ta đã bỏ lại đằng sau cả một kho tàng :

« kho tàng ta,em yêu nhìn xem,
dưới ghế công viên anh dấu thời thơ dại,
trên tháp nhà thờ anh dấu niềm tin,
trong vườn cũ anh dấu thời hạnh phúc,
nơi nụ cười em anh dấu trái tim »


 (CAO TẦN : Chỗ giấu kho tàng – tháng 3/77)

Cái kho tàng đó là « nửa đời xưa » chúng ta đã để lại cùng với « áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc » , cùng với « nắng Sài-Gòn anh đi mà chợt mát,chỉ vì em mặc áo lụa Hà-Đông »  cùng với « con đường Duy-Tân » cây dài bóng mát »..Kho tàng đó vô cùng phong phú khiến chúng ta không thể « kiểm kê » nổi,phải đợi đến  « nửa đời sau » với cái mốc đau thương 30/04/75 chúng ta mới nhận ra là chúng ta đã đánh mất quá nhiều thứ,trong đó có những quyền tự-do rất bình-thương mà cè hồ chúng ta coi là lẽ đương-nhiên nhu quyền được phát-biểu « linh-tinh » :

« Bác xích-lo mỗ sớm qua nhà,
Đầu óc như ta lo cơm lo áo,
Co cẳng cà phê quán cóc la cà,
Chửi bới lăng nhăng nội-các anh Thiệu »


(CAO TẦN : Chiều bát phố - tháng 2/77)
Sau ngày 30/04/75,chúng ta mới nhận ra rằng từ ngày đó,dân Việt-Nam đã phải học-tập một lối sống mới,một lối sống rất kịch,rất dối trá :

« Thư quê hương như anh hề ốm nặng,
Hồn tang thương sau mặt nạ tươi cười
Son phấn hân hoan phủ nghìn cay đắng,
Mắt lệ đầy miệng hát những lời vui !
Ta biết thư em vượt muôn cửa ải,
Mắt sài lang soi nát cả linh-hồn,
Em chẳng được khóc cùng ta bằng chữ,
Thì gửi chi dăm khẩu-hiệu buồn nôn »


(CAO TẦN : Thư quê hương – tháng 4/77)

Dối vớ những người đã vì không chấp nhận chế độ độc-tài đảng-trị của csvn mà phải lìa xa đất tổ,có những việc,những điều,những chi tiết tầm thường bỗng trở thành vô-giá :  
« Gởi cho anh vài sợi tóc mẹ già,
Rụng âm thầm trên hiên chiều hiu quạnh,
(Nuôi một bầy con,cuối đời vẫn lạnh)
Cho anh hàm ơn nặng một thời xưa !
Anh muốn thở mùi nhọc nhằn nô lệ,
Gởi cho anh manh áo rách con thơ..
….
Gởi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường,
Anh sẽ đọc ra trăm ngàn lối cũ,
Gởi cho anh vài nhánh cỏ quê hương,
Anh sẽ đọc đất trời ta đã thở!
Và gởi cho anh một tờ giấy trắng,
Thấm nước trời qua mái dột đêm mưa,
Để anh đôc mênh mang trời lạnh vắng,
Em tiếc thương hoài ấm áp gối chăn xưa !


(CAO TẦN : Thư quê hương – tháng 4/77)

Kho tàng đó không phải chỉ là những kỷ vật để lại mà còn là những kỷ-vật mang theo,mỗi kỷ vật lại gợi ra biết bao nhiêu là kỷ niệm,như chuyện anh chàng cù lần với chiếc túi nhỏ lúc nào cũng kè kè bên mình,một hôm bạn bè quấy phá đổ tung toé ra và chất vấn,anh chàng mới có dịp tỏ bày:

“Sư chúng mày,vàng đem theo bốn cục,
  Ông bán ba,bắt gọn mấy trăm đô.
  Còn cục này,tàn đời ông cóc bán,
  Lúc lên đường bà cụ dúi tay cho!
  Một chiếc khăn tay cũ xì cũ xịt,
  Màu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh,
  “Giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt?”
 Khăn vợ tao trao ngày khoác áo nhà banh!
  Đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ,
  Những tên người tên tỉnh đã xa xưa,
  Những dòng vội ghi hen hò gặp gỡ,
  Những đường quen không trở lại bao giờ..
  …
 Ôi ví dù chú mở được tên anh,
  Chú cũng thấy một kho tàng thắm thiết,
  Với khăn tay nhàu nát chữ thêu xanh,
  Với danh thiếp những tên đường đã đổi,
  Những số nhà chớp mắt đã tang thương,
  Những chỗ hẹn nghìn năm không trở lại,
  Những tên đời tơi tả khắp quê hương.


(CAO TẦN : Kho tàng – tháng 10/77)

Tình quyến luyến quê-hương,lòng yêu thương đất nước đối với người Việt phải rời xa đất nước đã là một niềm nhớ không nguôi,một nỗi nhớ không rời:

“Bài học lớn từ ngày đến Mỹ,
  Là ngày đêm thương nhớ nước mênh mang”


(CAO TẦN : Mai mốt anh về - tháng 3/77)

Tâm tình nhớ nước đó canh cánh bên mình,theo đuổi mỗi người không ngừng nghỉ:

“Tôi chỉ giữ bên mình thanh kiếm cũ,
Lên núi ngồi vạch đất vẽ quê hương"

(CAO TẦN : Gởi Xuân Hiến – tháng 10/82)

Và trong lòng vẫn nuôi mãi ước mơ:

“Hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm,
  Mày lang thang xứ lạ đến bao giờ?
  Ôi trong ví những người dân mất nước,
  Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ!
  Ôi trong trí những anh hùng thuở trước,
  Còn đậy trời lên một buổi tung cờ”


(CAO TẦn : Cảm khái – tháng 6/77)

Trong khi mong đơi giây phút  “ ngày bao hùng binh tiến lên”,lòng vẫn cứ ôm nỗi niềm “thử hận mang mang vô tuyệt kỳ”

“Giữa đỉnh sương mù thông đáy vực,
  Ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn,
  Còng lưng gánh nốt đời lưu lạc,
  Nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non”


(CAO TẦN : Chôn tạm dung – tháng 5/77)

Nếu lòng nhớ nuớc vẫn “nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non” và giấc mơ hồi hương vẫn là một ám ảnh,việc thực hiện giấc mơ này không phải là một điều dễ dàng và nhất là không thể thực hiện theo kiểu :

“Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn,
 Gánh san hà xin chất thử lên vai,
 Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn,
 Dọn tinh thần cưa nhẹ đỡ ba chai!
 …
Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn,
Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn,
Nay đất khách kéo lê đời rất nản,
Ta tính sẽ về lặn suối trèo non.
Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động,
Những hùm thiêng cựa móng thét tung trời,
Và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy,
Và cờ bay trên đất nước xinh tươi !

Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc,
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục,
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm !


(CAO TẦN : Ta làm gì cho hết nửa đời sau – tháng 3/77)

Cao Tần đã đưa ra một câu hỏi, đó có lẽ cũng là câu hỏi của nhiều người :

« Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới,
Ta làm gì cho hết nửa đời sau »

*****
Tâm sự củ những người Việt tha-hương vẫn là mong muốn có ngày trở về sống trên đất nước Việt Nam trong một chế-độ tự-do dân-chủ. Để không phải chịu đựng điều mà Cao Tần nói lên « Hỡi thằng chiến-binh một đời dũng cảm,mày lang thang xứ lạ đến bao giờ », để không phải chiụ đựng điều mà Hà huyền Chi nhắc đến  « Ta nay thẹn với ta xưa, Quê người lê kiếp sống thừa mãi sao ».
Trong những ngày còn sót của nửa đời còn lại,chúng ta sẽ phải làm gì đây.Sẽ nổ lực trong khả năng và không toan tính thiệt hơn như « Son Nguyen » vói « nghìn thu sông núi miệt mài, đời ta một kiếp đâu hoài đủ dư hoặc « tieusa » với ý thức cho trọn nhân-luân « Xin ta không thẹn mộ bia » ?
Ta làm gì cho hết nửa đời sau ?
Câu hỏi mới nghe tưởng là tầm thường giản dị,nhưng ngẫm lại mang nhiều cay đắng.Hầu như một phần ba thế kỷ đã trôi qua,chúng ta đã làm được những gì hay vẫn dậm chân tại chỗ ?Sẽ mãi mãi trèo lên núi cao để mong nhìn thấy quê nhà ở khuất nẻo trùng dương ?Hay vẫn nuôi hoài những kỷ niệm của những ngày xưa cũ ?Chia xẻ nỗi đau của Hà Huyền Chi,nỗi ray rứt của Cao Tần,cùng một suy nghĩ vơi « tieusa » và « son-nguyen » và còn bao nhiêu người khác nữa,tôi xin được gởi tất cả một đôi điều suy nghĩ ,cũng là để tưởng nhớ Cao Tần :

« Thương anh bạn một mình lên đỉnh núi,
Cầm cành khô vạch đất vẽ quê hương,
Ôi anh vẽ bao nhiêu lần cũng vậy,
Mình vẫn kéo dài kiếp sống tha hương !
 
Thương anh bạn mài hoài thanh kiếm gẫy,
Bao nhiêu năm mòn mõi dưới trăng lu,
Kiếm đã gẫy,ta dễ gì vùng vẫy,
Bại một lần ôm uất hận nghìn thu !

Và anh nhớ những tháng tư ngày cuối,
Bạn bè thân dăm áo lính ngày xưa,
Ôn lại thuở còn băng rừng lội suối,
Quê người ta mình lây lất bây giờ.

Anh may mắn hãy còn mang theo được,
Thẻ quân nhân,giấy tại ngũ ngày xưa,
Tôi chỉ có mỗi một tờ ra trại,
Nợ quốc gia thôi trả cũng bơ phờ.

Như con tằm ăn dâu rồi nhả tơ.
Đã lỡ mang rồi kiếp lính ngày xưa,
Còn nuôi một tâm tình báo phục,
Lòng trung kiên vị quốc chửa phai mờ.

Cờ chính nghĩa nếu còn mong dựng lại
Đài tự do mơ ước một ngày xây,
Thì phải làm sao anh em họp mặt,
Cho bàn tay nắm lại những bàn tay.

Và còn phải vạch ra đường tranh đấu,
Phải làm gì và làm với những ai.
Đâu nhược điểm,Và đâu là ưu điểm
Để đường đi tránh bớt những chông gai.

Rồi lại phải biết bền tâm vững chí,
Vận dụng thời cơ, đáp ứng thế tình!
Một đích nhắm quyết không hề dời đổi
Ai nói gì vẫn giữ một niềm tin!

Điều dễ vậy nếu mà làm không được,
Nói làm gì những mộng ước tương lai,
E lúc tàn hơi xuôi tay nhắm mắt,
Hồn sẽ bay đi theo tiếng thở dài!


Nhữ Đình Hùng
Tự Do
Tự Do
Members

Posts : 168
Join date : 2015-06-19

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum