VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Tội Ác Cộng Sản
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Latest topics
» Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương.
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyTue Mar 15, 2016 4:33 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

» Tưởng nhớ công ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyTue Mar 15, 2016 4:11 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

» CÁI CHẾT CỦA SỬ GIA PHẠM VĂN SƠN
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 1:11 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

»  Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 12:34 pm by Tự Do

» Cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh Kỳ
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 12:23 pm by Tự Do

» Sinh Vi Tướng , Tử Vi Thần
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 11:53 am by Tự Do

» Tác giả cuốn Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên trả lời phỏng vấn RFA
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyTue Feb 09, 2016 9:17 am by Tự Do

» Ấp Chiến Lược
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyWed Dec 16, 2015 5:04 am by Ly Hương

» Song Vũ- người vẫn chưa thể bước ra khỏi cuộc chiến
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyWed Oct 28, 2015 5:23 am by Tự Do

» 30 Tháng 4 -1975 Viết Cho Người Tuẫn Quốc
Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa EmptyWed Oct 28, 2015 4:40 am by Tự Do


Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa

Go down

Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa Empty Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa

Post by Việt-Nam Cộng-Hòa Sun Jun 21, 2015 1:42 pm

Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa

 Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa Quoc_h11
Quốc Huy Đệ nhất Cộng hòa(1955 – 1957)

Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa Quoc_h10
Quốc Huy Đệ Nhất Cộng Hoà (1975-1963)

Tính ra trong năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã liên tiếp gặp nhiều khó khăn to lớn. Từ việc cựu hoàng Bảo Đại cử ông làm Thủ Tướng bị Pháp chống đối quyết liệt, và Pháp đã sử dụng các thành phần thân Pháp, các lực lượng giáo phái và Bình Xuyên để gây khó khăn cho ông.  Chính phủ Pháp đã chỉ thị cho đại sứ của họ ở Nam Việt Nam là Ely phải tìm cách thay ông Diệm từ đầu tháng 1-1955.  Trước tình hình căng thẳng đó, Tướng Collins, đại sứ đặc quyền của Tổng Thống Mỹ Eisenhower tại Việt Nam, cũng đã đề nghị với Ngoại Trưởng Dulles là nên thay ông Diệm.

 Ngoại Trưởng Dulles đồng ý, chọn đưa ông Phan Huy Quát hay ông Trần Văn Đỗ lên thay ông Ngô Đình Diệm, và đã thông báo quyết định này cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn ...

Ngày 28-4-1955, lực lượng Công An Xung Phong của Bình Xuyên bất thần tấn công Tổng Nha Cảnh Sát Công An và Bộ Tổng Tham Mưu ở đường Trần Hưng Đạo, nã súng cối vào Dinh Độc Lập, đốt cháy Phủ Tổng Uỷ Di Cư và mở cuộc tấn công vào trường Pétrus Ký. Súng nổ ngay giữa đô thành SàiGòn; lửa cháy dữ dội ở khu giữa đường Trần Hưng Đạo và cầu Nancy. (Thủ Tướng Diệm trông cậy vào Quân Đội Quốc Gia dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Dương Văn Minh, ủng hộ ông, phản công lại, đẩy Công An Xung Phong rút về khu Đại Thế Giới).

Tiếp theo, Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Tổng Tư Lệnh Quân Đội Quốc Gia (quyền cao hơn ông Diệm), có quyền sử dụng mọi phương tiện để giải quyết tranh chấp giữa các giáo phái và ông Diệm và đưa Tướng Nguyễn Văn Hinh (thân Pháp, chống ông Diệm) trở về nước.  Đồng thời yêu cầu ông Diệm qua Pháp trình bày tình hình và dự hội nghị tại Cannes (tức là "điệu hổ ly sơn” để dễ cất chức ông Diệm).

Để cứu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, các Tướng Nguyễn Thành Phương (Cao Đài), Nguyễn Giác Ngộ (Hòa Hảo) và Trịnh Minh Thế (Cao Đài Liên Minh) ra tuyên cáo không chấp nhận Tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Tổng Tư Lệnh Quân Đội.

Ngày 29-4-1955, trong khi tiếng súng vẫn còn nổ ở khu Trường Pétrus Ký, khu đường Trần Hưng Đạo, khu Bàn Cờ, Cầu Ông Lãnh, v.v... thì đại diện 18 đảng phái và đoàn thể, và 29 nhân sĩ có tên tuổi đã đến họp tại Dinh Thủ Tướng, có cả 3 Tướng Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Giác Ngộ và Trình Minh Thế.  Trong số nhân sĩ, có các nhân vật sau đây: Luật Sư Hoàng Cơ Thụy, Luật Sư Vũ Văn Mẫu, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn (Tịnh Độ Cư Sĩ), Giáo Sư Phạm Việt Tuyền, ông Bùi Quang Nga, ông Nguyễn Hữu Khai, ông Huỳnh Minh Ý, v.v...

Ông Nguyễn Bảo Toàn được bầu làm chủ toạ, Giáo sư Phạm Việt Tuyền làm Thư Ký. Các đại diện giáo phái sau đây coi như đã làm chủ hội nghị: ông Nguyễn Bảo Toàn đại diện Việt Nam Dân Xã Đảng thuộc phe Phật Giáo Hòa Hảo của Tướng Nguyễn Giác Ngộ, ông Hồ Hán Sơn đại diện Việt Nam Phục Quốc Hội thuộc nhóm Cao Đài Tây Ninh của Tướng Nguyễn Thành Phương, và ông Nhị Lang đại diện Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam thuộc nhóm Cao Đài Liên Minh của Tướng Trình Minh Thế.  Ba giáo phái này đều ủng hộ ông Diệm. Họ có quân đội trong tay nên có thể đóng vai trò quyết định.

Ông Nguyễn Bảo Toàn và Tướng Nguyễn Thành Phương cho rằng vai trò của Bảo Đại không còn thích hợp nữa nên phải truất phế Bảo Đại, bỏ luôn chế độ hiện tại và thành lập chế độ Cộng Hòa.  Cuộc thảo luận rất gay cấn, kéo dài từ sáng đến chiều mới biểu quyết xong bản tuyên cáo, chủ yếu đòi truất phế Bảo Đại và thành lập nền Cộng Hòa.

Các đại diện các đảng phái và đoàn thể đồng ký tên: Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam, Việt Nam Phục Quốc Hội, Thanh Niên Quốc Dân Xã Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, Phong Trào Tranh Thủ Độc Lập Việt Nam, Phụ Nữ Quốc Dân Xã Việt Nam, Việt Nam Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng, Tịnh Độ Phật Giáo Đồ Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, Phong Trào Dân Chúng Liên Hiệp Việt Nam, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Tập Đoàn Công Dân, Nhóm Tinh Thần, Xã Hội Công Giáo, Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam, Cựu Chiến Sĩ Kháng Chiến Việt Nam, Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam và Hội Tương Trợ Nghệ-Tịnh-Bình.

Đại Hội quyết định thành lập Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Các Lực Lượng Cách Mạng Quốc Gia, gọi tắt là Ủy Ban Cách Mạng Quốc Gia (sau đổi tên là Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia cho có tính cách bao quát hơn) để thực hiện những quyết định trong tuyên cáo, và bầu ông Nguyễn Bảo Toàn làm Chủ Tịch, ông Hồ Hán Sơn làm Phó Chủ Tịch và ông Nhị Lang làm Tổng Thư Ký. Những người sau đây được bầu truất phế Bảo Đại và thành lập nền Cộng Hòa.

Các đại diện các đảng phái và đoàn thể đồng ký tên: Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến Việt Nam, Việt Nam Phục Quốc Hội, Thanh Niên Quốc Dân Xã Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, Phong Trào Tranh Thủ Độc Lập Việt Nam, Phụ Nữ Quốc Dân Xã Việt Nam, Việt Nam Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng, Tịnh Độ Phật Giáo Đồ Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, Phong Trào Dân Chúng Liên Hiệp Việt Nam, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Tập Đoàn Công Dân, Nhóm Tinh Thần, Xã Hội Công Giáo, Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam, Cựu Chiến Sĩ Kháng Chiến Việt Nam, Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam và Hội Tương Trợ Nghệ-Tịnh-Bình.

Đại Hội quyết định thành lập Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Các Lực Lượng Cách Mạng Quốc Gia, gọi tắt là Ủy Ban Cách Mạng Quốc Gia (sau đổi tên là Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia cho có tính cách bao quát hơn) để thực hiện những quyết định trong tuyên cáo, và bầu ông Nguyễn Bảo Toàn làm Chủ Tịch, ông Hồ Hán Sơn làm Phó Chủ Tịch và ông Nhị Lang làm Tổng Thư Ký. Những người sau đây được bầu làm Ủy Viên: Luật sư Hoàng Cơ Thụy, Luật sư Trần Thanh Hiệp, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn, Nhân sĩ Huỳnh Minh Ý, bà Đức Thụ và ông Nguyễn Hữu Khai.

Riêng Tướng Nguyễn Thành Phương muốn tổ chức này phải là cơ quan lãnh đạo tối cao của quốc gia trong tình thế hiện tại để giải quyết các tranh chấp giữa chính phủ và các giáo phái. Sau đó, Hội Đồng quyết định thành lập một Ban Thường Vụ để điều hành tổ chức. Thành phần Ban Thường Vụ gồm có: Luật sư Hoàng Cơ Thụy, ông Nguyễn Hữu Khai, Cư sĩ Đoàn Trung Còn, ông Huỳnh Minh Ý, nhà văn Văn Ngọc, Hà Duy Diễm, ký giả Nguyễn Phố và ông Nguyễn Văn Quyền.

Tối 29-4-1955, Tướng Nguyễn Văn Vỹ đã đưa hai tiểu đoàn Ngự Lâm Quân từ Đà Lạt xuống Sài Gòn chiếm Bộ Tổng Tham Mưu, Nha Bưu Điện, Ngân Hàng Quốc Gia, Đài Phát Thanh Quân Đội, và bao vây quanh Dinh Thủ Tướng. Sáng hôm sau, Tướng Vỹ bắt Tướng Lê Văn Tỵ, Đại Tá Trần Văn Đôn, Đại Tá Nguyễn Văn Minh và một số sĩ quan cao cấp khác, buộc họ vào Dinh Thủ Tướng yêu cầu ông Diệm từ chức.  Khi ông Nhị Lang đến Dinh, thấy có mặt Tướng Vỹ, ông đã hội ý với Tướng Trình Minh Thế và Tướng Nguyễn Thành Phương, rồi lặng lẽ tiến ra hành lang phía sau Dinh Độc Lập, tới phòng Tướng Vỹ đang ngồi, rút súng Colt 45 ra, chĩa vào Tướng Vỹ và hô: "Giơ tay lên! Nếu Không tôi bắn!". Tướng Vỹ đứng dậy đưa hai tay lên đầu. Ông Nhị Lang ra lệnh cho Đại Úy Tạ Thành Long đến lột lon của Tướng Vỹ.  Ngự Lâm Quân phải rút lui.

Nhờ thế, sáng ngày 30.4.1955 đó, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đã tổ chức một cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết Tòa Đô Chánh Sài Gòn, trình bày diễn biến cuộc họp ngày hôm trước. Ba tướng Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Giác Ngộ và Trình Minh Thế xuất hiện cùng một lúc đã được dân chúng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Các đại diện đã thay nhau lên diễn đàn tố cáo Bảo Đại là bù nhìn, không xứng đáng đại diện cho Việt Nam.

Sau đó, Hội Đồng công bố bản tuyên cáo đã đọc hôm qua.

Ngày 1-5-1955, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng họp tại Dinh Thủ Tướng, ra quyết nghị không nhìn nhận quyền hành của Bảo Đại; trong khi đó, các tướng lãnh cũng họp tại Bộ Tổng Tham Mưu, tuyên bố trung thành với chính phủ Ngô Đình Diệm.

Đó là tóm tắt diễn biến và công lao của các tổ chức và nhân vật đã cứu nguy Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trước nội tình ngặt nghèo nhất lúc bấy giờ (Đối ngoại thì Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Thủ Tướng Diệm, và Pháp thì đã dẹp bỏ ý định thay ông).

Sau khi dẹp được phe phiến loạn Bình Xuyên và thanh toán các lực lượng võ trang của các giáo phái không chịu về hợp tác với chính phủ. Sau nhiều trận giao tranh với quân đội quốc gia thì các lực lượng võ trang của các giáo phái Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ, Trần Văn Soái đều lần lượt quy thuận và sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia, trừ lực lượng của Lê Quang Vinh tự Ba Cụt không chịu hợp tác và ít lâu sau Ba Cụt lâm trận bị bắt sống và bị Tòa án kết án tử hình.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, chính phủ tổ chức ban hành cuộc Trưng Cầu Dân Ý để lấy ý kiến của toàn dân truất phế Hoàng Đế Bảo Đại và bầu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm làm Quốc Trưởng. Kết quả cuộc bầu phiếu, đa số phiếu bầu Thủ Tướng Diệm và số phiếu đồng ý truất phế Hoàng Đế Bảo Đại là hơn 90% (Số phiếu ủng hộ ông Diệm là 5,721,735 phiếu trong khi vua Bảo Đại là 63,017 phiếu, 131,395 phiếu trắng và 44,155 lá phiếu không hợp lệ). Sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý được tổ chức ngày 23 tháng 10 năm 1955, nền Đệ Nhất Cộng Hoà được thiết lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, khởi đầu cho Thể Chế Tự Do Dân Chủ đầu tiên trên quê hương Việt Nam.

Ngày 26 tháng 10, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm long trọng tuyên bố tại Dinh Độc Lập chính thức thành lập Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa, và chính thức là vị Tổng Thống đầu tiên của thể chế Dân Chủ.

Hai tháng sau Tổng Thống yêu cầu Pháp rút hết quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam, Tổng Thống cũng tuyên bố không thi hành tuyển cử theo Hiệp định Geneve, như đã định vào ngày 20 tháng 12 năm 1956.

Đồng thời ban hành HIẾN PHÁP gồm có 10 Thiên:
- Thiên thứ Nhất : Điều khoản căn bản
- Thiên thứ Hai : Quyền lợi và Nhiệm vụ người Dân
- Thiên thứ Ba : Tổng Thống
- Thiên thứ Tư : Quốc Hội (gồm 4 Chương)
- Thiên thứ Năm : Thẩm Phán
- Thiên thứ Sáu : Đặc biệt Pháp Viện
- Thiên thứ Bảy : Hội đồng Kinh Tế Quốc Gia
- Thiên thứ Tám : Viện Bảo Hiến
- Thiên thứ Chín : Sửa đổi Hiến Pháp
- Thiên thứ Mười : Các điều khoản chung
Và thành lập Nội Các trong đó có 18 Bộ Trưởng gồm 5 Bộ là người Công Giáo, 8 Bộ người Phật Giáo và 5 Bộ thuộc Khổng Giáo.
Trong 38 vị tỉnh trưởng thì có đến 26 vị tỉnh trưởng Phật Giáo chỉ có 12 vị thuộc Công Giáo, còn tướng lãnh thì có 16 tướng lãnh thuộc các tôn giáo khác chỉ có 3 tướng thuộc Công Giáo.

Ngay Chánh Văn Phòng của Tổng Thống là ông Võ Văn Hải, người Phật Giáo và Chánh Văn Phòng của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là Trung Tá Phạm Thư Đường cũng là người Phật Giáo. Tổng Thống không bao giờ có đầu óc kỳ thị, phân chia Nam – Bắc, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, người miền Nam và các Bộ Trưởng như Trần Văn Hương, Bùi văn Thinh, Phan Khắc Sửu đều là người miền Nam đã cùng làm việc với Tổng Thống ngay từ lúc ở ngoại quốc về.

Các Tướng như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Là đều là người gốc Miền Nam. Và những Bộ Trưởng người miền Trung gồm có ông Trương Công Cừu giữ Bộ Văn Hóa Xã Hội, ông Nguyễn Quang Trình giữ Bộ Giáo Dục, và Bộ Trưởng người miền Bắc có ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Quốc Phòng, ông Nguyễn Lương, Bộ Tài Chính, ông Trần Lê Quang, Bộ Cải Tiến Nông Thôn.

Về phần tướng lãnh độc nhất có Tướng Phạm Xuân Chiểu người niềm Bắc, còn 5 tướng người miền Trung gốm có: Tướng Nguyễn Ngọc Lễ, Tôn Thất Đính, Thái Quang Hoàng, Huỳnh văn Cao và Lê Văn Nghiêm.


Thành tích phát triển của Chính Phủ VNCH

A – CHÍNH TRỊ: Xây dựng chủ thuyết Nhân vị để chống lại thuyết Tam Vô của Cộng Sản. Thành lập Chính thể Cộng Hòa tháng 10-1955.
- Tổ chức Quốc Hội Lập Hiến, ban hành Hiến Pháp đầu tiên cho Việt Nam vào tháng 10–1955.
- Thống nhất tổ chức hành chánh từ Trung Ương đến hạ tầng cơ sở.
B – KINH TẾ: Vấn đề thương mãi quốc ngoại, quốc nôi đã phát triển quá nhanh nên mức sống dân chúng khá cao. Tại thôn quê vấn đề Nông nghiệp được Cơ Giới hóa, được tài trợ tiền bạc, phân bón, hạt giống cho nên thường xuyên được mùa nên đời sống nông dân cũng được cải thiện nâng cao mức sống, nên dù các quân nhân, dù là cấp nhỏ nhất, binh nhì thì tiền lương cũng đủ cấp dưỡng vợ con, là lại được cấp nhà trong trại gia binh nên cũng đủ sống.
- Thành lập khu kỹ nghệ: Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn, nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy sản xuất vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn .v . v
- Mặc dù bị chiến tranh, nhưng VN vẫn xuất cảng gạo, và cao su.
- Năm 1960, VN xuất cảng 192.158 tấn gạo, chưa kể đến số cao su, than đá, hải sản và đồ . tiểu công nghệ
- Lập Ủy Ban Cải Cách Điền Địa mua ruộng của các điền chủ để phân phối cho nông dân.
- Định cư cho gần 1 Triệu đồng bào từ Bắc vô Nam tránh nạn Cộng Sản.

C – QUÂN SỰ: Sát nhập các lực lượng vũ trang của các Giáo phái và các Lực lượng quân sự địa phương để thông nhất Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia.
Sửa đổi chương trình đào tạo sĩ quan Đà Lạt, muốn thi vô Đà Lạt sinh viên phải có bằng Tú Tài toàn phần và chương trình học là 4 năm, trường Sĩ Quan Trừ Bị THỦ ĐỨC cũng thay đổi chương trình cho thích hợp về chuyên nghiệp, các trường Hạ Sĩ Quan cũng chú trọng về Văn Hóa.
- Thành lập trường Đại Học Quân Sự và Cao Đẳng Quốc Phòng.
- Cải tiến các Trung tâm Kỹ Thuật, nâng cao số sinh viên từ 365 lên 625/năm.
- Thiết lập các trường Đại Học HUẾ, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn.
- Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.
- Truòng Sinh Ngữ Quân Đội
- Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ
- Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ
- Trường Bưu Điện Quốc Gia
- Trường Thương Mại Quốc Gia
- Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Vĩnh Long
- Nguyên Tử Lực Cuộc, Đà Lạt
- Thư Viện Trung Ương và Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam
- Viện Hán Học
- Trung Tâm Khảo Cứu Khoa Học
- Câu Lạc Bộ Văn Hóa
 .. .. .............


D - XÃ HỘI:

- Ngày 15 tháng 2 năm 1955, ông Diệm ra lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung Đại Thế Giới của Bảy Viễn. Mở chiến dịch bài trừ tứ đổ tường, đặc biệt là nha phiến, mãi dâm, du đảng và cờ bạc.
- Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế vua Bảo Đại.
- Ngày 1 tháng 12 năm 1955, ông Diệm ra lệnh đóng cửa xóm Bình Khang, nơi buôn bán mãi dâm công khai do ông Bảy Viễn để lại, đồng thời ra lệnh cấm hút và cấm buôn bán thuốc phiện để lành mạnh hóa nhân dân miền Nam.  Một chiến dịch đốt bàn đèn hấp dẫn vừa để làm gương cho dân chúng vừa để làm cho người ngoại quốc kính nể chế độ VNCH.
Năm 1957, nhân một chuyến đi dạo quanh đô thành, Tổng Thống Diệm đi qua bến Bạch Đằng... ông nổi giận đùng đùng vì cảnh bến sông thật là "bê bối"... hàng quán san sát, chiêu đãi viên cùng thực khách đùa giỡn lả lơi, ông Diệm sau đó chỉ thị cho giới chức đô thành phải giải tỏa ngay, Tổng Thống cho rằng thủ đô là tiêu biểu cho thể thống quốc gia để cho hàng quán tùm lum ở bến sông, ở hè phố như vậy thì còn gì là thể thống.  Theo quyết định của Tổng Thống, Đô Trưởng Sài Gòn khẩn cấp ra lệnh giải tỏa.  Hàng ba trăm bạn hàng dọc theo bờ sông bến Bạch Đằng và một số nơi khác ở các vỉa hè lớn bị giải tỏa.

Khoảng năm 1959 Tổng Thống đi xe từ trại Quang Trung về đến ngã ba Chú Ía (gần nhà thương Cộng Hòa) thì có cả mấy chục cô gái giang hồ phấn son lòe loẹt dừng bên đường vẫy tay cười nói, Tổng Thống mặt đỏ bừng bừng: “Mấy con mụ đó nó làm chi mà dị hợm rứa". Viên sĩ quan tùy viên cứ ngay tình nói thẳng: "Bẩm, mấy đứa nó là gái giang hồ, vùng này nhiều lắm".  Tổng Thống lại hầm hầm mặt đỏ gay: “Thằng Tỉnh Trưởng nó làm chi đó hỉ?...”.

Khi trở về dinh, ông Diệm cho gọi Đại Uý Bằng đến hỏi kỹ về chuyện này. Sau đó ông bảo Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành, Tỉnh Trưởng Gia Định và Trung Tá Cao Văn Viên, phải thân hành lấy xe đi một vòng kiểm soát xem thực hư thế nào.  Các viên chức trở về Dinh đều xác nhận là có nhiều gái giang hồ tại mấy vùng ngoại ô như Lăng Cha Cả, vùng nhà thương Cộng hòa.

Ông Giám Đốc Cảnh sát Đô thành (Trần văn Tư) phải một phen xanh mặt.  Mấy hôm sau, Tổng Thống Diệm ra lệnh bãi chức một loạt Cảnh Sát Trưởng thuộc Đô Thành và Trưởng Ty Cảnh sát Gia Định.

- Lập nhiều Cô Nhi Viện, yểm trợ các Trại Cùi, các Trung Tâm Y Tế Công Cộng, các Trung Tâm Sinh Hoạt và giáo dục các người tật nguyền.
- Lập các quán cơm xã hội giúp cho người lao động và học sinh có chỗ ăn uống vừa túi tiền.

E - NGOẠI GIAO:
- Gia nhập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được 40 phiếu thuận 8 phiếu chống.
- Việt Nam được 80 Quốc gia trên Thế giới công nhận
- Việc Nam là Hội viên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
- Ký kết thỏa ước với Pháp hợp tác về Nguyên Tử Lực phụng sự hòa bình
- Khai mạc Hội Nghị Kế hoạch COLOMBO gồm có các nước:
 Miến Điện , Thái Lan, Ấn Độ và Hồi Quốc.
- Phê chuẩn Hiệp Ước thân thiện Việt Nam và Phi Luật Tân
- Hội nghị Quốc Tế về lúa gạo tại Sài Gòn.
- Ký thỏa ước Nhật bồi thường chiến tranh và vay tiền Nhật
- Ký thỏa ước Việt Nam và Đức Quốc về viện trợ kỹ thuật.
Và Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa được các nước mời sang thăm như:
- Hoa Kỳ
- Thái Lan
- Nam Hàn
- Ấn Độ
- Phi Luật Tân
- Đài Loan
- Pháp.

Và các nguyên thủ các Quốc gia, đã sang thăm viếng xã giao với Việt Nam như
- Thái Tử Maroc sang dự Quốc Khánh Việt Nam,
- Thái tử Sihanouk thăm Việt Nam
- Tổng Thống Ấn Độ chính thức thăm viếng Việt Nam
- Tổng Thống Phi Luật Tân thăm viếng chính thức Việt Nam
- Phó Tổng Thống Mỹ Jonhson thăm Việt Nam
- Phó Tổng Thống Trung Hoa Quốc Gia thăm Việt Nam


BÌNH ĐỊNH và AN NINH:
QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC


- Chương trình thiết lập các Ấp Chiến Lược (ACL) được xúc tiến, nếu tính vào thường niên 1964 thì số Ấp Chiến lược dự trù hoàn tất là 10.592 ACL, lúc đó tổng số dân chúng sẽ sống trong ACL khoảng  1.000.000 người, ACL là tâm điểm của cuộc "cách mạng chính trị" và VNCH sẽ nắm trọn vững vàng tất cả các thôn xã miền Nam
(Nhưng rất tiếc sau ngày 1 tháng 11 thì Dương Văn Minh ra lệnh phá hủy các ACL sau khi đảo chính)
Song song với việc Bình Định, An Ninh, Tổng Thống cũng chú trọng tới vấn đề Tôn Giáo. Các tổ chức Tôn giáo, nhất là Phật Giáo được phát triển liên tục cho đến 1963.
Thắng lợi về ấp chiến lược làm cho Cộng sản la hoảng và tuyên truyền rằng: Mỹ Diệm tập trung dân chúng trong ấp chiến lược là những trại tù vĩ đại ở Việt Nam. Ông Ngô Đình Nhu am hiểu chiến thuật, chiến lược của Cộng sản. Cho nên khi bị phía bên kia chỉ trích chính sách ấp chiến lược, ông Ngô Đình Nhu sung sướng coi đó là thành công to lớn.
Theo kinh nghiệm của những người đã sống và chống đối CS đều hiểu rằng, những gì Nam.
Việt Nam gây trở lực cho Việt cộng thì bị đài phát thanh Hà Nội, đài bí mật Giải Phóng Miền Nam chỉ trích quyết liệt. Ấp Chiến Lược (ACL) lại còn phá rối hạ tầng cơ sở thôn quê mà Việt cộng thường lấy làm căn bản.  Nên Việt cộng rối rít đả phá Ấp Chiến Lược (ACL) về kế hoạch lâu dài. Theo Trương Như Tảng [Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp của Chính Phủ Lâm Thời Cách Mạng Miền Nam (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Từ bỏ hàng ngũ Việt Cộng, chống lại Cộng Sản Hà Nội, vượt biển tìm tự do và tị nạn chính trị tại Pháp từ năm 1978], tác giả “Mémoires d’un Vietcong” viết: “…Cho đến cuối năm 1958, Tổng Thống Diệm đã thành công rực rỡ trong việc làm tan rã hàng ngũ các đối phương và củng cố được chính quyền...” (Theo “Mémoires d’un Viet Cong”, Paris 1985, trang 83).


(trích trong quyển "Chính Biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm" của tác gỉa Ngô Đình Châu, nơi trang 45 )
Việt-Nam Cộng-Hòa
Việt-Nam Cộng-Hòa
Administrators

Posts : 13
Join date : 2015-06-18

https://vietnamconghoa.forumotion.com

Back to top Go down

Back to top


 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum