VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Tội Ác Cộng Sản
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Latest topics
» Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương.
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyTue Mar 15, 2016 4:33 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

» Tưởng nhớ công ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyTue Mar 15, 2016 4:11 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

» CÁI CHẾT CỦA SỬ GIA PHẠM VĂN SƠN
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 1:11 pm by Việt-Nam Cộng-Hòa

»  Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 12:34 pm by Tự Do

» Cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh Kỳ
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 12:23 pm by Tự Do

» Sinh Vi Tướng , Tử Vi Thần
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyMon Feb 15, 2016 11:53 am by Tự Do

» Tác giả cuốn Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên trả lời phỏng vấn RFA
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyTue Feb 09, 2016 9:17 am by Tự Do

» Ấp Chiến Lược
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyWed Dec 16, 2015 5:04 am by Ly Hương

» Song Vũ- người vẫn chưa thể bước ra khỏi cuộc chiến
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyWed Oct 28, 2015 5:23 am by Tự Do

» 30 Tháng 4 -1975 Viết Cho Người Tuẫn Quốc
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa EmptyWed Oct 28, 2015 4:40 am by Tự Do


Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Go down

 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Empty Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Post by Tự Do Wed Jul 01, 2015 12:46 am



Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Phụ bản A


1. Giai đoạn hình thành 1951-1954.

Nước Pháp thực dân bị sa lầy trong cuộc chiến với Việt Minh cộng sản 1946-1954, khi trở lại xâm chiếm Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt. Quốc Hội Pháp, vào trung tuần tháng 5/1950, đã thông qua dự luật thành lập một quân đội cho quốc gia Việt Nam thống nhất, với quân số 60.000 người để chiến đấu trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Như vậy, việc thành lập Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam xuất phát từ quyền lợi của nước Pháp thực dân, nhưng từ đó mà từng bước hình thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau này. Lần lượt các đơn vị được thành lập như sau:

- Bắt đầu với Trường Sĩ Quan Việt Nam tại Huế năm 1948, sau đó chuyển lên Ðà Lạt tiếp nhận Trường Võ Bị Liên Quân Ðặc Biệt của Pháp, và đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt".

- Thiết Giáp 1/1/1951.

- Truyền Tin 1/2/1951.

- Quân Vận 1/5/1951.

- Nhẩy Dù 1/8/1951.

- Công Binh 1/9/1951.

- Pháo Binh 1/11/1951.

- Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, 12/1950.

- Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Ðịnh, 12/1950.

- Bộ Tổng Tham Mưu Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, 1/5/1952. Bản doanh là ngôi biệt thự ở đại lộ Trần Hưng Ðạo, Quận 5, Sài Gòn.

Cuối giai đoạn hình thành 1950-1954, cũng là lúc lãnh thổ Việt Nam bị Hiệp Ðịnh Geneve 20/7/1954 chia làm hai quốc gia: từ vĩ tuyến 17 trở lên Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo theo chế độ độc tài, từ vĩ tuyến 17 trở xuống Nam là nước Việt Nam do Quốc Trưởng lãnh đạo theo chế độ tự do. Lúc bấy giờ Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam vào khoảng 200.000 người, gồm:

Lục Quân.

- Bộ Binh: 67 Tiểu Ðoàn. Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt. Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức (Trường Sĩ Quan Nam Ðịnh chỉ đào tạo khóa duy nhất vào năm 1951). Trung Tâm Huấn Luyện Quán Tre (tiền thân của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung).

- Nhẩy Dù: 5 Tiểu Ðoàn với phiên hiệu 1, 3, 5, 6, 7. Tháng 9/1954, các Tiểu Ðoàn được tổ chức thành Liên Ðoàn Nhẩy Dù.

- Thiết Giáp: 1 Trung Ðoàn Thám Thính, 5 Chi Ðội biệt lập, 1 Trung Tâm Huấn luyện.

- Pháo Binh: 5 Tiểu Ðoàn với phiên hiệu 1, 2, 3, 4, 5.

- Truyền Tin: 6 Ðại Ðội.

- Công Binh: 6 Ðại Ðội.

- Quân Vận: 6 Ðại Ðội.

Không Quân.

- 2 Phi Ðoàn quan sát và trợ chiến, trang bị phi cơ Morane Saulnier. Ngay trước cuối năm 1954, nhận thêm 39 phi cơ do Mỹ viện trợ qua trung gian của Pháp, gồm Cessna L19, phi cơ vận tải C45 và C47.

Hải Quân.

- 3 Hải Ðoàn Xung Phong, trang bị LCM và LCVP.

- 3 Iiên Ðoàn Tuần Giang.

- Một lực lượng com-măng-đô. Tuy không thuộc Hải Quân, nhưng khi chuyển vào Nam thì sáp nhập vào một tổ chức có tên là "Hải Quân Bộ Binh". Binh Chủng này là tiền thân của "Thủy Quân Lục Chiến" vào năm 1955.

2. Giai đoạn phát triển lần thứ nhất 1955-1967.

Hạ tuần tháng 10/1955, sau cuộc trưng cầu ý dân với kết quả Quốc Trưởng Bảo Ðại bị truất phế, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm trở thành Tổng Thống. Nước Việt Nam là một nước Cộng Hòa, gọi ngắn gọn là "Việt Nam Cộng Hòa". Cũng từ đây, tiêu đề trên các văn thư quân sự là "Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa".

Với sự yểm trợ của Hoa Kỳ, một kế hoạch cải tiến được thực hiện, từ những đơn vị cấp Tiểu Ðoàn lên cấp Trung Ðoàn, Sư Ðoàn, trong một hệ thống tổ chức lớn hơn, chặt chẻ hơn, thống nhất trang bị, thống nhất chỉ huy, thống nhất huấn luyện. Tuy đã đình chiến, nhưng mãi đến đầu tháng 7/1955, Bộ Tổng Tham Mưu mới chánh thức chỉ huy toàn thể quân đội do Bộ Tư Lệnh Quân Viễn Chinh Pháp chuyển giao. Nửa đầu năm 1956, khi người lính viễn chinh cuối cùng của Pháp rời khỏi Việt Nam, Bộ Tổng Tham Mưu chuyển đến doanh trại bề thế hơn, khang trang hơn, tọa lạc gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất. Trước mặt là đường Võ Tánh nối dài, sau lưng là đường Võ Di Nguy. Vậy là, trang sử nước Việt Nam thuộc địa của Pháp, được khép lại từ đây.

Giữa năm 1964, quân đội gồm Hải Quân, Lục Quân, Không Quân, Ðịa Phương Quân, và Nghĩa Quân, dưới danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và cuối giai đoạn phát triển, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vào khoảng 650.000 người, gồm:

Lục Quân.

- Bộ Binh. Năm 1955-1956, thành lập 4 Sư Ðoàn Dã Chiến (phiên hiệu 1, 2, 3, 4), và 6 Sư Ðoàn Khinh Chiến (phiên hiệu 11, 12, 13, 14, 15, 16). Năm 1957-1959, 10 Sư Ðoàn này được tổ chức lại thành 7 "Sư Ðoàn Bộ Binh". Quân số mỗi Sư Ðoàn là 10.500 người, bằng 2 lần quân số Sư Ðoàn Khinh Chiến. Các Sư Ðoàn Bộ Binh với phiên hiệu 1, 2, 5, 7, 21, 22, 23. Những năm sau đó, Sư Ðoàn 9, 18, và 25 Bộ Binh được thành lập. Cộng chung là 10 Sư Ðoàn Bộ Binh. Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn I, II, III, và IV, lần lượt hình thành với trách nhiệm an ninh toàn lãnh thổ.

- Nhẩy Dù. Năm 1962, Liên Ðoàn được phát triển lên cấp Lữ Ðoàn, và tiếp tục phát triển thành Sư Ðoàn Nhẩy Dù vào cuối giai đoạn.

- Biệt Ðộng Quân. Binh Chủng được thành lập năm 1960 với cấp Ðại Ðội. Ngay trong nửa đầu năm 1960, đã hoàn tất 50 Ðại Ðội và hoạt động sâu trong vùng thường ghi nhận có địch. Năm 1963 lên đến 86 Ðại Ðội. Dần dần hình thành các bộ chỉ huy Tiểu Ðoàn bên cạnh các Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn/Vùng Chiến Thuật, với các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33, và 41.

- Thiết Giáp. Một số đơn vị trước 1954 cộng với một số mới thành lập, Binh Chủng này có 4 Trung Ðoàn Kỵ Binh Thiết Giáp được trang bị thám thính xa, chiến xa M24. Ngoài ra còn có 1 Liên Ðoàn Thủy Xa. Năm 1963, sau thời gian trắc nghiệm tại Sư Ðoàn 7 và Sư Ðoàn 21 Bộ Binh thành công, Thiết Giáp được trang bị thiết vận xa M113 và M114. Năm 1964-1965, chiến xa M41 thay thế chiến xa M24 và thám thính xa V100 thay thế thám thính xa M8 lỗi thời.

- Pháo Binh. Năm 1955, Pháo Binh có 9 Tiểu Ðoàn với phiên hiệu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12, 32, 34. Năm sau đó, thành lập thêm Tiểu Ðoàn 23 và 25. Ðồng thời Tiểu Ðoàn 34 Pháo Binh là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 ly. Theo đà bành trướng chiến tranh của quân cộng sản, Pháo Binh trong tổ chức mỗi Sư Ðoàn Bộ Binh có 2 Tiểu Ðoàn Pháo Binh 105 ly được trang bị 18 khẩu cho mỗi Tiểu Ðoàn (thay vì trước đó là 12).

- Lực Lượng Ðặc Biệt, được thành lập vào những năm cuối giai đoạn, với nhiệm vụ hoạt động dọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt và Việt Nam-Lào. Vì là "nhiệm vụ đặc biệt", nên tổ chức không theo khuôn mẫu các binh chủng khác. A là đơn vị nhỏ nhất, từ những căn cứ trong rừng dọc biên giới hoặc những hành lang mà quân cộng sản dùng xâm nhập, xuất phát thu thập tin tức hoặc tấn công địch. B gồm nhiều A. Và C, là bộ chỉ huy đặt cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn/Vùng Chiến Thuật.

Không Quân.

Năm 1955, tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi tên là "Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 1". Năm 1956, tiếp nhận căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Hòa. Cả hai đổi thành "Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 2" và "số 3". Ðến cuối năm 1958, Không Quân có 7 Phi Ðoàn, gồm: 1 Phi Ðoàn khu trục, 2 Phi Ðoàn liên lạc, 2 Phi Ðoàn vận tải, 1 Phi Ðoàn trực thăng, và 1 Phi Ðoàn đặc vụ.

Từ 1961 đến 1964, Hoa Kỳ liên tục cung cấp nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục cơ AD6, trực thăng H34. Ðơn vị tác chiến và yểm trợ tác chiến, được phát triển lên cấp Không Ðoàn tại mỗi Vùng Chiến Thuật, với phiên hiệu và đồn trú như sau:

- Không Ðoàn 41, Ðà Nẳng.

- Không Ðoàn 62, Plei Ku.

- Không Ðoàn 23, Biên Hòa.

- Không Ðoàn 33, Tân Sơn Nhất.

- Không Ðoàn 74, Cần Thơ.

Năm cuối của giai đoạn này, có 1 Phi Ðoàn khu trục được trang bị phản lực cơ F5. Phiên hiệu của các đơn vị xếp thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm để chỉ công dụng của đơn vị, như: số 1 là liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện. (không thấy nói đến số 6)

Hải Quân.

Năm 1955, Quân Chủng này có một lực lượng tác chiến với 24 chiến hạm, hơn 110 chiến đỉnh, trong tổ chức 5 Hải Ðoàn và 1 Hải Lực. Năm 1959, Lữ Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến tách ra khỏi Hải Quân để trở thành lực lượng tổng trừ bị. Hải Quân lần lượt tiếp nhận tàu chiến từ Hải Quân Hoa Kỳ:

- Năm 1956 đến 1963, gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh.

- Năm 1964 đến 1967, gồm 9 chiến hạm và hằng trăm ghe xi-măng gắn máy Yabuta thay ghe buồm của lực lượng Hải Thuyền.

Do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bành trướng chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, một số quốc gia Ðồng Minh đưa quân đến cùng chúng ta chiến đấu chống quân cộng sản. Ðó là Hoa Kỳ, Ðại Hàn, Úc Ðại Lợi, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Tây Lan.


(con tiếp)


Tự Do
Tự Do
Members

Posts : 168
Join date : 2015-06-19

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum